5 Chỉ Số Marketing Cần Biết Khi Làm Chiến Lược Phát Triển Doanh Nghiệp Phụ Trợ Ô Tô

Vast Media - Giải Pháp Marketing Dành Riêng Cho Ngành Ô tô > Tin tức  > 5 Chỉ Số Marketing Cần Biết Khi Làm Chiến Lược Phát Triển Doanh Nghiệp Phụ Trợ Ô Tô

5 Chỉ Số Marketing Cần Biết Khi Làm Chiến Lược Phát Triển Doanh Nghiệp Phụ Trợ Ô Tô

Thị trường ngành phụ trợ ô tô thay đổi liên tục, việc nắm rõ số liệu tổng quan, các chỉ số marketing giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng thời điểm. Như vậy doanh nghiệp mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao và ngày càng phát triển. 

Vậy 5 chỉ số marketing quan trọng mà các doanh nghiệp phụ trợ ô tô cần biết khi làm chiến lược phát triển kinh doanh là gì? Cùng Vast Media tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 

5 chỉ số marketing quan trọng cần biết khi làm chiến lược kinh doanh ngành phụ trợ ô tô

Xem thêm: Inbound Marketing – Phương pháp tiếp thị hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp phụ trợ ô tô

1. Lợi tức đầu tư (ROI)

ROI (Return on Investment) là công cụ đo lường được sử dụng để tính hiệu quả và giá trị của mỗi khoản đầu tư. Hiểu một cách đơn giản, ROI là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư ban đầu. Nó thường được sử dụng để đánh giá chiến lược kinh doanh bao gồm chiến lược quảng cáo, chiến lược tiếp thị,…

Chỉ số marketing ROI lợi tức đầu tư

Để tính được chỉ số marketing ROI, bạn có thể sử dụng công thức: ROI = (Lợi nhuận ròng/chi phí đầu tư) * 100. 

(Lợi nhuận ròng được lấy từ báo cáo lãi và lỗ (P & L) của công ty). 

 

Tại sao doanh nghiệp nên chú ý tới chỉ số marketing ROI?

Dựa vào kết quả của ROI giúp bạn biết được cách đầu tư trực tiếp này đóng góp cho doanh nghiệp của bạn là bao nhiêu. Đây có thể xem là một công cụ hữu ích để đánh giá các quyết định kinh doanh quá khứ, hiện tại và cơ hội trong tương lai. 

 

Chẳng hạn nếu một loại đầu tư mang lại lợi nhuận ròng cao thì bạn có thể tập trung nhiều thời gian, chi phí và công sức cho những khoản đầu tư tương tự. Tuy nhiên, nếu bạn đầu tư nhưng không tạo ra lợi nhuận, thậm chí là lỗ thì bạn nên thử một chiến lược mới hoặc đầu tư lĩnh vực khác. 

 

Ví dụ:

Doanh nghiệp A là một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm phụ trợ ô tô. Công ty nhận thấy cần phải gia tăng mạnh doanh số bán hàng trong những tháng cuối năm 2020. Do đó, họ quyết định đầu tư chạy quảng cáo Google cho các sản phẩm phụ trợ ô tô. Họ dành khoảng 10 triệu đồng/tháng để chạy Google Ads, nhằm thu hút người dùng truy cập vào trang của mình để mua sản phẩm.

 

Kết quả sau 1 tháng, sau khi tính toán lợi nhuận ròng, thì Doanh nghiệp A đã thu về ở chiến dịch quảng cáo trên google là 100.000.000 đồng so với tháng trước. 

 

Vậy ROI = (100.000.000 / 10.000.000) x 100 = 1000 %

 

Điều này có nghĩa là với mỗi đồng chi cho chi phí chạy Google Ads sẽ thu về 10 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy có thể thấy chiến dịch quảng cáo sản phẩm trên google của công ty này vô cùng hiệu quả. Với lợi nhuận thu được, có thể công ty này sẽ cân nhắc những chiến dịch tương tự cho những tháng tiếp theo. 

 

ROI được xem là một trong những công cụ cần thiết nhất cho các chủ doanh nghiệp muốn tận dụng tối đa các khoản đầu tư của họ. Nếu doanh nghiệp cần các số liệu đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing, hãy sử dụng chỉ số marketing ROI. 

 

2. Chi phí mỗi hành động (CPA)

CPA (Cost-Per-Action) – một trong những chỉ số quan trọng trong các chiến dịch quảng cáo. CPA chính là chi phí mà nhà quảng cáo phải chi trả cho mỗi hành động nhận được chẳng hạn như mua hàng, điền Form, cài đặt ứng dụng, đăng ký tài khoản,… 

Chi phí mỗi hành động CPA

CPA được tính như sau: CPA = Ngân sách quảng cáo/Lượt hiển thị quảng cáo x CTR x CR. 

Trong đó: 

+ CTR (Click-Through-Rate): tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo. 

+ CR (Conversion-Rate): tỷ lệ chuyển đổi.

 

Công thức này được sử dụng nhằm đo lường số tiền doanh nghiệp trả để có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mang lại doanh thu. 

 

Ví dụ CPA của một chiến dịch quảng cáo

Trong một chiến dịch quảng cáo sản phẩm Camera F8 Plus của Doanh nghiệp A, tổng ngân sách quảng cáo chi cho sản phẩm này là 5 triệu đồng. Sau khi chiến dịch quảng cáo kết thúc, báo cáo số liệu cho thấy, lượt hiển thị là 50.000 lượt, CTR là 3%, và tỉ lệ chuyển đổi thành người mua hàng CR là 20%. 

 

CPA = 5.000.000 / (50.000 x 0.03 x 0.2) = 16666.67 nghìn ~ 17.000 nghìn. Vậy chi phí mỗi lần khách mua sản phẩm khoảng 17.000 đồng. 

 

Dựa vào chỉ số marketing CPA để có những điều chỉnh chiến lược marketing hợp lý nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Lợi ích của quảng cáo Facebook khi kinh doanh phụ tùng ô tô

3. Lợi nhuận thu được từ quảng cáo (ROAS)

ROAS (Return on Ad Spend) – lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo. Nó cũng tương tự như ROI. Tuy nhiên nếu nhược điểm của ROI là khó khăn trong việc xác định khoản đầu tư hay chiến dịch nào mang lại hiệu quả cao nhất thì ROAS sẽ giải quyết được vấn đề đó. ROAS sẽ tính toán độ hiệu quả của từng chiến dịch quảng cáo, từng nhóm quảng cáo, từng keyword. 

Lợi nhuận thu được từ quảng cáo ROAS

ROAS được tính như sau: ROAS = Doanh thu chiến dịch quảng cáo / Chi phí chiến dịch quảng cáo đó. 

 

Chẳng hạn như Doanh nghiệp A mỗi tháng sẽ chi 20.000.000 đồng cho chiến dịch quảng cáo bán máy rửa xe Kachi trên Facebook. Kết quả thu về 140.000.000 đồng từ chiến dịch quảng cáo. 

ROAS = 140.000.000 / 20.000.000 = 7.

Vậy với mỗi đồng chi cho quảng cáo, sẽ thu về được 7 đồng. 

 

Khi chạy quảng cáo, chúng ta thường chỉ tập trung vào lượt chuyển đổi, giá của mỗi lượt chuyển đổi mà quên mất rằng nên xem chiến dịch nào mang lại lợi nhuận nhiều hơn. ROAS nào cao hơn thì chiến dịch đó hiệu quả hơn. 

Vậy bằng cách nào đó, chúng ta cần tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hoặc làm đồng thời cả 2. Hãy bắt tay vào việc tính toán số liệu và sử dụng kết quả đó nhằm đưa ra quyết định marketing thông minh nhất. 

 

4. Giá trị vòng đời khách hàng (CLV)

CLV (Customer Lifetime Value) là giá trị của một khách hàng đóng góp vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Khách hàng có giá trị vòng đời cao là những khách hàng trung thành, mang lại nguồn lợi nhuận lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp. 

Customer Lifetime Value

– Cách tính chỉ số marketing CLV: 

CLV = Giá trị mua trung bình x Số lượng khách hàng mua mỗi năm x Độ dài trung bình của mối quan hệ khách hàng. 

 

Ví dụ: Một khách hàng mua chai dung dịch súc rửa động cơ Liqui Moly của Doanh nghiệp A có giá 200.000 nghìn. Mỗi năm khách hàng đó sẽ mua 4 chai là 800.000 nghìn. Trong vòng 10 năm số tiền thu về từ khách hàng đó sẽ là 8.000.000 đồng.

 

Vậy nếu công ty càng có nhiều khách hàng trung thành thì lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp càng cao. 

 

Để chỉ số CLV cao thì bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố như hoạt động marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Bằng cách nào đó mang đến sự hài lòng của khách hàng lên cao nhất. Có như vậy, bạn mới tăng sự trung thành của họ với doanh nghiệp. 

 

Chỉ số marketing CLV rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% thì lợi nhuận tăng lên từ 25% – 95%. Hãy đảm bảo rằng bạn đang đầu tư đúng và trúng khách hàng mục tiêu. 

 

5. Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate)

 

Tỉ lệ giữ chân khách hàng là số liệu để tính mức độ trung thành của khách hàng, nhằm cải thiện chiến lược kinh doanh.

 

Hiện nay các doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển từ đầu tư chi phí để thu hút khách hàng mới sang chiến lược giữ chân khách hàng cũ. Bởi vì CRR đem lại hiệu quả doanh thu tốt hơn và tiết kiếm đến 5 – 7 lần chi phí so với việc tìm kiếm khách hàng mới.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate)

Chỉ số CRR được tính bằng công thức sau: 

Tỉ lệ giữ chân khách hàng = (Số khách hàng ở cuối kỳ – Số khách hàng mới) / Số khách đầu kỳ x 100.

 

Chẳng hạn như đầu tháng doanh nghiệp bạn có 100 khách hàng, đến cuối kỳ thì mất đi 20 khách hàng và có thêm 30 khách hàng mới. Như vậy tỉ lệ giữ chân khách hàng là CRR = (110 – 30) / 100 = 80%.

 

Giữ chân khách hàng không phải là việc làm đơn giản, tuy nhiên không phải là không làm được. Hãy xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng bắt đầu từ lần tiếp cận đầu tiên với khách hàng và tiếp tục kéo dài mối quan hệ giữa hai bên. Tỷ lệ giữ chân khách hàng càng nhiều thì doanh thu tăng trưởng càng cao và tất nhiên thương hiệu của bạn cũng phát triển mạnh hơn. 

 

Bằng việc hiểu rõ năm chỉ số marketing cơ bản trên đây giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả của một chiến lược, cung cấp một cái nhìn tổng quan để xây dựng chiến dịch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp.

———————————————————–

Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn:

☎️(028) 66 72 77 99

📧 info@vastmedia.vn

🏢 20 Đường số 6, Khu Hà đô Centrosa, 3/2, Phường 12, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Không có thảo luận

Đăng một thảo luận

Thảo luận
Tên
Email
Website