Xu hướng mua hàng cao cấp trực tuyến tăng mạnh – Cơ hội nào cho ngành phụ trợ ô tô Việt Nam
Người tiêu dùng trên thế giới ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến để chọn mua những sản phẩm cao cấp. Theo báo cáo mới của công ty đo lường toàn cầu Nielsen, các sản phẩm độc quyền và ưu đãi hấp dẫn đang giúp tạo nên doanh thu cho các nhà bán lẻ trực tuyến trong và ngoài nước.
Báo cáo của Nielsen về Sự Thay Đổi Mức Độ Giàu Có Của Người Tiêu Dùng – một nghiên cứu liên quan đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng (NTD) đối với các mặt hàng cao cấp. Báo cáo này chỉ ra rằng, ngày càng nhiều NTD trên thế giới tìm đến các nhà bán lẻ trực tuyến trong nước (local e-retailers) để mua sắm các sản phẩm cao cấp (45% vào năm 2018, tăng 6 điểm phần trăm so với 2016).
Và gần một phần tư NTD đang mua các sản phẩm cao cấp từ các nhà bán lẻ trực tuyến nước ngoài (overseas e-retailers) (24%, tăng 5 điểm phần trăm so với năm 2016). Các cửa hàng truyền thống trong nước (local physical stores) vẫn là lựa chọn của 60% người tiêu dùng.
Trong khi đó, 15% người tiêu dùng nói rằng họ tìm đến các cửa hàng truyền thống ở nước ngoài (overseas physical stores) để mua các sản phẩm cao cấp, với lý do phổ biến là để trải nghiệm thực tế trong cửa hàng và tự mình cảm nhận trực tiếp mặt hàng.
Tại Việt Nam, phần lớn người tiêu dùng (69%) chọn các cửa hàng truyền thống trong nước để mua các sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, gần một nửa người tiêu dùng (48%) cũng đang chuyển sang các nhà bán lẻ trực tuyến trong nước để mua các mặt hàng cao cấp, 27% chọn mua từ các nhà bán lẻ trực tuyến nước ngoài. Trong khi đó, du lịch nước ngoài để mua sắm hàng cao cấp ngay tại cửa hàng là lựa chọn của 23% người tiêu dùng Việt Nam.
Cũng theo báo cáo của Nielsen, các yếu tố quan trọng mà NTD Việt Nam tìm kiếm ở các sản phẩm cao cấp vẫn là chất lượng (65%) và công dụng vượt trội (58%). Đáng chú ý, hơn một nửa số người được hỏi sẵn sàng chi trả mức giá cao cho sản phẩm có nguyên liệu thân thiện với môi trường (55%) hoặc có thành phần tự nhiên/ hữu cơ (52%).
Đối với các sản phẩm ngành ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô, các doanh nghiệp dựa có thể linh động trong việc sản xuất để đáp ứng như cầu của NTD. Ngoài ra, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm của phần đông NTD, chính vì vậy, các nhãn hàng sẽ thật sự mang về cho mình doanh số vượt trội nếu biết lắng nghe và thể hiện giá trị sản phẩm phù hợp với mong đợi của NTD.
Khi chọn mua các sản phẩm cao cấp mới, người NTD Việt Nam đánh giá sự giới thiệu của bạn bè, người thân là yếu tố quan trọng nhất, với 50% người được khảo sát nhận định rằng các đề xuất của bạn bè và gia đình ảnh hưởng đến quyết định dùng thử của họ. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sản phẩm cao cấp mới của NTD Việt Nam gồm: nghiên cứu về sản phẩm (46%), quảng cáo trực tuyến (42%), quảng cáo trên truyền hình (39%) và quảng cáo tại cửa hàng (39%). Xem biểu đồ dưới.
Việc tiếp cận với người tiêu dùng ngày càng đa dạng hơn. Từ biểu đồ có thể thấy rằng mặc dù công nghệ ngày một phát triển nhưng các hình thức quảng cáo truyền thống vẫn nhận được sự yêu thích từ phía khách hàng. Tự nghiên cứu sản phẩm và được giới thiệu từ gia đình/ bạn bè chiếm tỷ lệ phần trăm khá cao ( 46%, 50%).
Điều này chứng tỏ khách hàng ngày càng “kỹ tính” trong sử dụng sản phẩm, đồng thời yếu tố “tin cậy” từ người quen được đánh giá khá cao. Tiếp cận và chăm sóc khách hàng nay không chỉ đơn thuần là khách hàng mà có thể mở rộng ra các mối quan hệ mang lại sự tin cậy cho họ.
Sự thay đổi về mức độ giàu có của người tiêu dùng ở những nước đang phát triển đang giúp họ sử dụng sức mua mới của mình để mua sắm những sản phẩm và dịch vụ chuẩn quốc tế. Ngày càng nhiều NTD ở những nước này chuyển sang chọn mua những mặt hàng cao cấp hay các dòng sản phẩm độc quyền.
Xu hướng bán hàng ngành phụ trợ ô tô trên các trang thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và mang về doanh thu không nhỏ cho các doanh nghiệp. Chỉ riêng trang TMĐT Shopee thống kê, lượng gian hàng bán các sản phẩm ngành phụ trợ ô tô đã lên đến con số hàng ngàn, doanh số cho mỗi sản phẩm từ vài chục đến vài ngàn.
Xem thêm: Chiến lược Marketing đột phá doanh số cho đơn vị phụ tùng ô tô
Đối tượng mua hàng trên các trang TMĐT hiện nay không chỉ là người tiêu dùng mà còn là các đơn vị mua sỉ (về bán lẻ hoặc phân phối lại). Với các chính sách ưu đãi hiện nay của các sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp ngành phụ trợ ô tô tiết kiệm được chi phí giao hàng. Và hàng loạt các tiện ích khác như: kiểm soát hàng tồn kho tự động, thanh toán an toàn, tiếp cận khối lượng khách hàng khổng lồ,…
Ngoài ra, việc kinh doanh trên cùng một địa điểm, giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm chính xác hơn, đưa ra các chương trình khuyến mãi, bán hàng cạnh tranh và hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy, các ứng dụng mua sắm trực tuyến của các sàn TMĐT hiện nay đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng không chỉ là các mặt hàng quần áo, giày dép, mỹ phẩm,… mà còn là các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật và sản phẩm giá trị lớn, hàng cao cấp.
Chiến lược bán hàng và marketing là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Và sàn TMĐT là một miền đất mới giúp doanh nghiệp ngành phụ trợ ô tô có thể khẳng định thương hiệu cũng như gia tăng hiệu quả kinh doanh.
**Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu của Nielsen Việt Nam và nhận định phân tích của Vast Media.
————————————————————————————————————————–
Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn:
☎️(028) 66 72 77 99
📧 info@vastmedia.vn
🏢 20 Đường số 6, Khu Hà đô Centrosa, 3/2, Phường 12, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh