Hướng Dẫn Tạo Và Tối Ưu Google Doanh Nghiệp Của Tôi – Google My Business
Có bao giờ bạn tự hỏi: Làm thế nào mà doanh nghiệp khác lại xuất hiện được trên Google? Làm cách nào Google biết chính xác họ đang ở đâu, cách liên lạc và giờ hoạt động của họ như thế nào? Tất là điều là nhờ Google doanh nghiệp của tôi – Google My Business.
Tuy nhiên, cách tạo tài khoản Google doanh nghiệp của tôi này có phần khá phức tạp và rắc rối. Nếu bạn mới bắt đầu và muốn đưa doanh nghiệp của mình lên top, Vast Media sẽ hướng dẫn cách đăng ký và tối ưu Google doanh nghiệp của tôi qua bài viết sau!
Tại sao bạn nên xác nhận doanh nghiệp của mình trên Google?
Khi nói đến tất cả các công cụ tìm kiếm trực tuyến, thì Google là công cụ tìm kiếm chiếm hơn 80% ở thị trường Việt Nam và 63,5% thị trường ở Mỹ. Trong một không gian công cụ tìm kiếm cạnh tranh như vậy, doanh nghiệp của bạn nên tạo cho mình một vị trí nhất định.
Và may mắn thay, Google cung cấp một công cụ cực kỳ tiện ích cho các doanh nghiệp. Cho phép bạn chủ động quản lý sự hiện diện trực tuyến của mình, được gọi là Google doanh nghiệp của tôi – Google My Business.
Đăng ký Google My Business sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm doanh nghiệp bạn hơn
Google My Business là gì?
Google My Business hay còn gọi là Google doanh nghiệp của tôi. Đây là một công cụ miễn phí do Google cung cấp. Cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp thiết lập một hồ sơ ngắn gọn hiển thị: tên, địa chỉ văn phòng, số điện thoại, giờ hoạt động, liên kết trang web,… để đưa lên trang Google Maps.
Bước đầu tiên quan trọng trong bất kỳ chiến lược SEO địa phương là yêu cầu và xác minh doanh nghiệp của bạn trên Google Doanh nghiệp của tôi (GMB).
Khi ai đó tìm kiếm doanh nghiệp của bạn trên Google, thông tin được sử dụng trong quá trình thiết lập hồ sơ được lấy từ trang Google My Business sẽ được đưa vào kết quả tìm kiếm. Từ đó giúp cho các khách hàng có thể tìm kiếm ra doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn.
Việc đăng ký Google My Business sẽ công khai thông tin doanh nghiệp của bạn trên Google Maps
Xem thêm: 6 bước SEO từ khóa lên TOP Google dành cho Garage ô tô
Cách đăng ký Google Doanh nghiệp của tôi
Việc xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp trên Google cực kỳ đơn giản theo các bước sau:
Bước 1: Đăng ký (Xác minh địa điểm trên Google Map)
Truy cập http://www.google.com/business/. Trước tiên, hãy tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn để xem liệu nó đã được liệt kê trên Google hay chưa. Nếu nó hiển thị, bạn có thể nhấp vào Quản lý và chuyển đến phần xác minh địa điểm doanh nghiệp trên Google Map (Tên, địa chỉ, mã bưu chính, số điện thoại, website, ảnh chụp doanh nghiệp,…) và cập nhật đầy đủ nhất có thể để chứng minh độ xác thực của địa điểm mà bạn đăng ký.
Nếu nó chưa có trên Google, hãy chọn “Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google”.
Bước 2: Cập nhật đầy đủ thông tin doanh nghiệp của bạn
Google sẽ cử người kiểm tra thông tin địa chỉ trên website của bạn so với thông tin bạn đã đăng ký xem có khớp không. Hãy chắc rằng bạn đã cập nhật thông tin ở 2 nơi này trùng với nhau. Đặc biệt là phần liên hệ / contact của website (Tên công ty, số điện thoại thật, địa chỉ).
Bước 3: Chụp biển hiệu và hình ảnh về địa điểm trên Google Map
Bước tiếp theo là bạn cần thêm một vị trí thực tế. Hãy chụp một tấm hình chính diện cửa hiệu của bạn, các thông tin trên biển hiệu cũng phải giống các thông tin bạn đã đăng ký với Google.
Bước 4: Yêu cầu xác minh địa chỉ Google Map
Để gửi yêu cầu đề nghị Google xác minh địa chỉ Google Map, bạn truy cập vào địa chỉ http://www.google.com/business/ và đăng nhập tài khoản và nhấp vào Xác minh vị trí từ menu (hoặc nhấp vào nút Xác minh ngay bây giờ) và thực hiện theo các lời nhắc để hoàn tất xác minh.
Sau khi bạn hoàn tất các bước đăng ký Google doanh nghiệp của tôi thì bước cuối cùng để đưa doanh nghiệp của bạn lên Google Maps là đợi để được xác minh. Trong trường hợp cần Xác minh Google Maps, bạn phải điền thông tin chính xác địa điểm để Google gửi mã số xác nhận về cho bạn.
Cách sử dụng và quản lý Google Doanh nghiệp của tôi
Các mục có trên trang tổng quan của Google Doanh nghiệp của tôi là gì?
Quản lý vị trí (Manage Location): Cho phép quản lý các địa điểm hiện tại mà bạn đang làm chủ. Sẽ có những trường hợp bạn quản lý nhiều địa điểm khác nhau trên cùng một tài khoản.
Tài khoản được liên kết (Linked Accounts): Đây là phần cho phép bạn có thể liên kết các tài khoản với nhau. Ví dụ như bạn có thể liên kết tài khoản quảng cáo trên Google.
Cài đặt (Setting): Đây là mục mà bạn có thể điều chỉnh những cài đặt về ngôn ngữ, hiển thị đánh giá, hình ảnh và một số cài đặt khác.
Hỗ trợ (Support): Bạn có thể vào mục hỗ trợ để tìm kiếm câu trả lời hoặc gửi các câu hỏi trực tiếp về cho đội ngũ của Google để được hỗ trợ khi có bất kỳ thắc mắc nào về sử dụng Google My Business hay quản lý Google My Business doanh nghiệp.
Xem thêm: Làm sao để Website Garage ô tô của bạn có thứ hạng cao trên Google?
Các mục quản lý Google Doanh nghiệp của tôi
Bài đăng – Post
Đăng bài viết mới hoặc quản lý các bài viết, trong mục này sẽ có những sự lựa chọn về hình thức đăng bài khác nhau như:
Nội dung mới – What’s new
Bạn có thể chia sẻ những thông tin mới nhất về doanh nghiệp của mình, như: thay đổi số điện thoại công ty, hoặc các sản phẩm mới,… Bạn có thể viết một bài viết với nội dung tối đa 1500 kí tự kèm với một hình ảnh/ video để minh hoạ.
Ngoài ra, còn có các button giúp thúc đẩy sale cho doanh nghiệp bạn, như: đặt trước, mua hàng trực tuyến, mua, tìm hiểu thêm,…
Sự kiện – Events
Bạn được phép đăng nội dung tối đa 1500 kí tự kèm theo hình hoặc video. Việc cập nhật tên sự kiện và thời gian diễn ra sẽ giúp khách hàng nắm bắt những thông tin cơ bản.
Ngoài ra, cấu hình button cũng đưa ra những lựa chọn như: đặt trước, mua hàng trực tuyến, mua, tìm hiểu thêm,… để bạn có thể lựa chọn cấu hình phù hợp nhất.
Cung cấp – Offer
Bạn có thể cung cấp cho khách hàng của mình những mã coupon để họ mua sắm các sản phẩm của doanh nghiệp bạn với những mức giá ưu đãi nhất. Việc này sẽ giúp kích thích mua sắm và trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ từ khách hàng.
Sản phẩm – Products
Đây là mục tập trung vào các sản phẩm/ dịch vụ. Bạn sẽ đưa ra những thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Kèm theo đó là mức giá của từng loại sản phẩm.
Thông tin (Infor)
Mọi thông tin chính xác sẽ giúp nâng cao tỷ lệ mua sắm và trải nghiệm của khách hàng. Vậy các thông tin quan trọng, cần thiết trên Google My Business bao gồm những gì?
- Tên cửa hàng: cần thể hiện được sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
- Ngành nghề: lựa chọn ít nhất 3 ngành nghề gần nhất với lĩnh vực kinh doanh của bạn. Mục đích giúp cho Google biết được bạn đang cung cấp sản phẩm gì? Từ đó có thể liên kết và trả kết quả về cho người dùng khi họ tìm kiếm.
- Địa điểm cung cấp: Bạn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của mình ở khu vực nào?
- Thời gian hoạt động: Cập nhật thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
- Thời gian đặc biệt: là những khoảng thời gian mà doanh nghiệp của bạn nghỉ lễ hoặc một số dịp đặc biệt nào đó.
- Số điện thoại và địa chỉ website: Đây là hai thông tin cực kỳ quan trọng và cần phải đảm bảo sự chính xác hoàn toàn. Đặc biệt, nếu cửa hàng của bạn kinh doanh online thì nó lại càng trở nên quan trọng hơn.
Ngoài ra bạn còn có thể giới thiệu chung về thông tin doanh nghiệp, ngày thành lập và đăng tải những hình ảnh của công ty mình.
Thông tin chi tiết (Insight)
Tại đây Google My Business sẽ cập nhật những số liệu về khách hàng. Từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng của mình. Sau đó sẽ đưa ra được những chiến lựa kinh doanh và quản lý GMB tốt hơn để phát triển cửa hàng.
- Truy xuất của khách hàng tìm kiếm theo thời gian (tuần/ tháng) sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc khách hàng của bạn đang tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ gì?
- Cách thức khách hàng tìm đến doanh nghiệp của bạn là trực tiếp bằng tên của doanh nghiệp, địa chỉ, hay họ khám phá ra doanh nghiệp của bạn từ những ngành nghề khác có liên quan.
- Nơi mà khách hàng xem doanh nghiệp của bạn: trên tìm kiếm hay trên bản đồ.
- Những hành động của khách hàng khi xem bản đồ của doanh nghiệp là gì? Truy cập vào website, gọi điện cho doanh nghiệp hay tìm đường đến cửa hàng của bạn.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể nhận được những thông tin chỉ dẫn để cải thiện doanh nghiệp của mình phát triển tốt hơn.
Review
Nhanh chóng trả lời các câu hỏi là cách giúp tăng sự hài lòng của khách hàng. Nhận xét từ phía khách hàng sẽ giúp bạn biết và phát huy được những điểm mạnh. Ngoài ra, nhận xét và đánh giá sao cũng ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của bạn trên Google Maps.
Nếu nhận được những đánh giá xấu và không đúng với sự thật thì như thế nào? Trong trường hợp này, bạn hãy báo cáo với đội ngũ Google để được xem xét lại, bằng cách nhấn vào mục “Gắn cờ là không thích hợp” (Flag As Inappropriate).
Photos
Đừng quên đăng tải ảnh hồ sơ cũng như ảnh bìa hiển thị cho doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, khi quản lý Google Maps, bạn cũng cần đăng ảnh hay video về các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thường xuyên. Việc này giúp tăng sự chú ý của khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi mua sắm.
Website
Khi bạn đã khai báo đầy đủ các thông tin cần thiết thì Google sẽ tự động cập nhật những thông tin này vào nội dung của website hoặc bạn cũng có thể đăng tải thêm những nội dung khác.
User
Bạn có thể quản lý mọi tài khoản đang quản lý Google My Business với các vai trò như:
- Chủ sở hữu
- Người quản lý
- Người quản lý truyền thông
Bạn sẽ có thể toàn quyền set các quyền này để hỗ trợ quản lý Google My Business.
Create an Ad: Quảng cáo Google My Business
Bạn có thể sử dụng tính năng tạo quảng cáo để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng tính năng này khi bạn đã có kiến thức về Google Ads
Add new location
Khi thay đổi địa điểm kinh doanh hoặc mở rộng chi nhánh, việc cần làm trên Google doanh nghiệp của tôi là gì? Một tài khoản có thể quản lý nhiều địa điểm doanh nghiệp khác nhau. Nếu bạn có một địa điểm kinh doanh mới, hãy thêm nó tại mục này.
Trên đây là một số yếu tố quan trọng cần lưu ý giúp bạn xác minh doanh nghiệp trên Google Maps và tối ưu Google doanh nghiệp của tôi. Hy vọng sau bài viết này, Vast Media đã có thể giúp bạn hiểu được cách quản lý Google doanh nghiệp của tôi. Qua đó, biết được những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp của mình.
Hãy dành thời gian để phân tích các kết quả một cách thường xuyên để có thể quản lý địa điểm Google Maps tốt hơn cũng như đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp hợp lý và hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến các Agency nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ SEO để tối ưu Google doanh nghiệp của tôi thật hiệu quả.
———————————————————–
Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn:
☎️(028) 66 72 77 99
📧 info@vastmedia.vn
🏢 20 Đường số 6, Khu Hà đô Centrosa, 3/2, Phường 12, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
🟦 Facebook: Vast Media