Chiến Lược Quảng Bá Thương Hiệu Cửa Hàng Phụ Tùng Ô Tô – Phần 1
Mục đích quảng bá thương hiệu phụ tùng ô tô trực tuyến khá đơn giản:
- Bạn cung cấp cho khách hàng thông tin họ cần để đưa ra quyết định mua hàng.
- Bạn có được sự tin tưởng của khách hàng.
- Bạn tạo niềm tin cho khách hàng khiến họ yêu thích và mua sản phẩm của bạn.
Tuy nhiên trong khi mục đích này là đơn giản, nhưng thực hiện được điều này lại không quá dễ dàng. Bạn cần một trang web tuyệt vời, một sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng và chiến lược đưa khách hàng phù hợp đến trang web của bạn. Chúng ta sẽ tập trung vào mục cuối cùng – chiến lược quảng bá thương hiệu trong phần 2
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm trong chiến lược quảng bá thương hiệu là xác định được mục tiêu tiếp thị cụ thể.
1. Xác định các mục tiêu tiếp thị cụ thể
Mục tiêu tiếp thị là kim chỉ nam cho chiến lược quảng bá thương hiệu. Để hiểu thế nào là xác định mục tiêu tiếp thị cụ thể, bạn hãy xem 2 ví dụ sau.
- Một ví dụ về mục tiêu tiếp thị tốt, cụ thể: “Trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất, được tín nhiệm nhất của đèn LED trong thị trường xe hơi.”
- Một ví dụ về mục tiêu tiếp mơ hồ: “Bán nhiều đèn LED nhất có thể.”
Một mục tiêu cụ thể cần xác định những câu hỏi sau:
- Bạn đang bán sản phẩm cho ai?
- Bạn đang bán những gì?
- Những đối tượng nào sẽ mua sản phẩm của công ty bạn?
Có rất nhiều mục tiêu. Có thể có mục tiêu lớn nhưng tất cả các mục tiêu của bạn phải cụ thể. Nếu bạn không thể giải thích tại sao “ai” sẽ mua “cái gì”, đó không phải là mục tiêu tiếp thị tốt.
Lưu ý: Toàn bộ mục tiêu có thể được viết để xác định khách hàng của bạn là ai. Bạn có thể xem lại dữ liệu nhân khẩu học, đầu tư vào nghiên cứu thị trường.
2. Đánh giá đối thủ cạnh tranh của bạn
Với mục tiêu trong tay, đây là lúc để đánh giá đối thủ cạnh tranh của bạn và để xác định quy mô tiếp thị chiến lược. Bắt đầu bằng cách đặt hai câu hỏi:
- Các sản phẩm của bạn có đặc biệt trên thị trường?
- Các công ty nào đang cố gắng tiếp cận cùng một loại khách hàng với công ty của bạn?
Khi bạn tìm thấy những sản phẩm và công ty này, hãy nghiên cứu kỹ chúng. Các câu hỏi để hỏi:
- Họ định vị và định giá sản phẩm như thế nào?
- Họ quảng cáo sản phẩm của họ đến những khách hàng bạn đang cố gắng tiếp cận ở đâu và như thế nào? Họ có quảng cáo trên các loại trang web hoặc tạp chí cụ thể không?
- Những tính năng và lợi ích nào mà họ đang quảng bá?
- Họ đang sử dụng khẩu hiệu hoặc lời kêu gọi hành động nào?
- Họ đang sử dụng ngôn ngữ nào để mô tả sản phẩm của họ, …?
Mục tiêu của đánh giá cạnh tranh này là giúp bạn hiểu được năng lực cạnh tranh của bạn và cách thức quảng cáo sản phẩm của riêng bạn để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nếu bạn đã tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong nhiều năm, bạn thử chuyển khâu đánh giá này với người mới bắt đầu làm việc tại công ty, kể cả với vai trò như thực tập sinh. Về kết quả phân tích của họ thậm chí sẽ khiến bạn ngạc nhiên và bạn có thể sẽ đạt được một sự hiểu biết hoàn toàn mới so với trước đây.
Sau khi có được mục tiêu và hình dung được về đối thủ cạnh tranh, bước tiếp theo bạn cần làm là phân loại sản phẩm tiếp thị.
3. Phân loại sản phẩm tiếp thị
Phân loại sản phẩm tiếp thị là điều cần thiết để xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu tuyệt vời. Sau khi nghiên cứu về khả năng cạnh tranh, bạn cần phải tìm mọi lỗ hổng và điểm yếu của sản phẩm và tìm cách khắc phục chúng.
Việc phân loại sản phẩm sẽ giúp bạn xác định sai sót, những khuyết điểm bạn cần cải thiện về sản phẩm của mình. Đôi khi, “giải quyết” lỗ hổng về sản phẩm, có thể đơn giản chỉ là vấn đề làm rõ cách bạn mô tả (các) sản phẩm của mình.
Và đôi khi nữa việc sửa chữa một lỗ hổng về sản phẩm có thể khiến bạn phải thay đổi cả mục tiêu ban đầu của mình. Bạn có thể thực sự phải thiết kế lại hoặc cải thiện lại sản phẩm của mình. Nhưng điều đó không sao cả, khi bạn đã hoàn tất quy trình phân loại, bạn sẽ có kiến thức tổng thể để phát triển thương hiệu của công ty, có thể giải thích rõ ràng những điều sau:
- Sức mạnh cạnh tranh lớn nhất của sản phẩm của bạn
- Sức cạnh tranh yếu nhất của sản phẩm
- Hiểu rõ về ai nên hoặc không nên mua sản phẩm của bạn và tại sao, ví dụ: “Một loại đèn Led này rất tuyệt vời cho những đi lại vào ban đêm, nhưng nó không phù hợp với người thường xuyên đi vào khu vực có sương mù. Đây là lý do tại sao…”
Quy trình phân loại không chỉ là tìm lỗi với các sản phẩm của bạn và giải quyết chúng. Nó cũng giúp bạn thành thật xem xét sản phẩm của riêng bạn và nhận ra điểm mạnh và điểm yếu tương đối của sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn xác định “các đề xuất bán hàng độc đáo”, điều cần thiết để tiếp thị thành công.
Xem tiếp: Chiến lược quảng bá thương hiệu cửa hàng phụ tùng ô tô của bạn (phần 2)
Trên đây là 3 bước rõ ràng và hiệu quả mà bạn cần làm trong chiến lược quảng bá thương hiệu cửa hàng phụ tùng ô tô của mình. Đây cũng là sứ mệnh và tầm nhìn Vast Media muốn đem lại cho bạn trong suốt thời gian bạn kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Làm thế nào để thương hiệu của bạn dành được sự quan tâm và tín nhiệm của khách hàng chính là tâm huyết mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn trong suốt chặng đường dài chúng tôi thành lập và phát triển.
Tại Vast Media luôn có những đội ngũ nhân viên hỗ trợ tuyệt vời dành riêng cho bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua hotline (028) 66 72 77 99 để mọi nỗi lo của bạn sẽ được giải quyết trọn vẹn và thấu đáo.
———————————————————–
Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn:
☎️(028) 66 72 77 99
📧 info@vastmedia.vn
🏢 20 Đường số 6, Khu Hà đô Centrosa, 3/2, Phường 12, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
🟦 Facebook: Vast Media